Trung tâm Quản lý Đường thuỷ ứng dụng công nghệ số đáp ứng Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Trung tâm Quản lý Đường thuỷ với 30 năm hình thành và phát triển, bước thời kì công nghiệp 4.0 nhiều thử thách và cơ hội ở phía trước.

Trung tâm Quản lý Đường thủy, tiền thân là Khu Đường sông trực thuộc Sở Giao thông Công chánh Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập ngày 16/8/1994. Quyết định thành lập thể hiện sự quan tâm của Thành phố đối với lĩnh vực giao thông đường thuỷ, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, địa phương.

Trong 30 năm qua, trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, Trung tâm Quản lý đường thủy luôn chủ động bám sát mọi chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, các cấp Bộ, Ngành và UBND Thành phố để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Trong khuôn khổ của hội nghị ngày hôm nay, để ghi nhận những nỗ lực của tập thể viên chức, người lao động Trung tâm Quản lý Đường thuỷ trên hành trình xây dựng và phát triển, UBND TPHCM, Liên đoàn Lao động Thành phố và Thành đoàn cũng đã trao tặng cờ truyền thống và bằng khen đến đơn vị.

Các đồng chí nguyên lãnh đạo của Sở Giao thông vận tải TPHCM và của Trung tâm Quản lý Đường Thuỷ

Trao tặng cờ Truyền thống của UBND Thành phố

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Trung tâm Quản lý Đường thủy

Từ năm 2015 đến nay, do hậu quả của biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm ảnh hưởng rất lớn đến Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là người dân sinh sống ven sông, kênh, rạch. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, đơn vị được giao thực hiện 41 dự án chống sạt lở, trong đó đã hoàn thành 22 dự án chống sạt lở với chiều dài 5.450m bờ sông, kênh, rạch được gia cố, 19 dự án còn lại được bàn giao sang Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông để tiếp tục thực hiện nhằm góp phần ổn định, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân sinh sống trong khu vực.

Đối với công tác quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng, trung tâm đã triển khai ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ BIM, GIS vào công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa trên địa bàn thành phố.  Thực hiện ứng dụng AIS trong quản lý, theo dõi hoạt động của phương tiện lưu thông trên các tuyến đường thuỷ.

Kế đến là công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuỷ được Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuỷ nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp. Phấn đấu 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Song song với thực hiện nhiệm vụ được giao, Trung tâm cũng đã và đang phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác quy hoạch và triển khai thực hiện Dự án rạch Xuyên Tâm; Dự án Tham Lương- Bến Cát- rạch Nước Lên với mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ theo hướng từ sông Chợ Đệm đến sông Sài Gòn, dự án hoàn thành sẽ góp phần hình thành trục giao thông đường thuỷ xuyên suốt toàn vùng.

Tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030 và Đề án ăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Lựa chọn, đề xuất các tuyến ưu tiên đầu tư nhằm phát triển vận tải hàng hóa, vận tải hàng hóa và phát triển du lịch. Trong đó tập trung đầu tư các tuyến kết nối vùng, cảng biển như tuyến Sài Gòn- Kênh Tẻ- Kênh Đôi- Chợ Đệm; tuyến sông Sài Gòn- Thủ Đức kết nối khu bến trên sông Đồng Nai; tuyến rạch Tra- Kênh An Hạ- Kênh Xáng- sông Vàm Vỏ Đông (tuyến vành đai ngoài); tuyến Sài Gòn Hiệp Phước… nhằm tạo tuyến hành lang thông suốt trong vận tải hàng hóa, hành khách, giảm tải cho giao thông đường bộ.

Ngoài ra, Trung tâm Quản lý Đường thuỷ Triển khai ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Đức Tân