Sáng 23-8, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội và Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản cho mai sau và trưng bày Văn Miếu – Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam tại Bảo tàng TP.HCM.
Nhiều hiện vật quý, trong đó có bảo vật quốc gia đang được trưng bày tại Bảo tàng TP.HCM với chủ đề ‘Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản cho mai sau’. Đây là một trong những hoạt động mở màn cho Những ngày Hà Nội tại TP.HCM.
Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình Những ngày Hà Nội tại TP.HCM, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10-10-1954 – 10-10-2024). Tham dự khai mạc có ông Nguyễn Phước Lộc – phó bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Nguyễn Văn Phong – phó bí thư Thành ủy Hà Nội.
Trong không gian trưng bày chuyên đề Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản cho mai sau có hơn 150 hiện vật, hình ảnh, tài liệu xoay quanh các chủ đề về di sản Thăng Long – Hà Nội 1.000 năm và định hướng bảo tồn, phát triển các giá trị lịch sử, văn hóa ấy trong tương lai.

Công nhận Bảo vật quốc gia đối với Mộc bản chùa Dâu. Ngắm 18 bảo vật quốc gia cùng bộ kim phẩm thờ Nữ tướng Lê Chân. Đặc biệt, người tham quan có cơ hội chiêm ngưỡng các bảo vật quốc gia. Đó là phiên bản trống đồng Cổ Loa – một trong những bảo vật quốc gia nổi bật tại buổi trưng bày. Đây là món quà ý nghĩa mà lãnh đạo thành phố Hà Nội tặng cho TP.HCM.

Bát in nổi hình rồng làm từ gốm men trắng cũng là một bảo vật quốc gia gây chú ý người tham quan. Các họa tiết phần nào thể hiện các ý nghĩa văn hóa từ ngàn đời của người Việt Nam.


Ngoài ra, người tham dự còn có thể nhìn ngắm các hiện vật, hình ảnh, tài liệu như ngói ống tạo hình rồng bằng men thời Lê Sơ, tượng đầu rồng trang trí góc mái thời Lê Sơ, ngói ống lợp diềm mái trang trí hình rồng…

Triển lãm còn giới thiệu hệ thống các di tích và di vật tiêu biểu của Hoàng thành Thăng Long qua hơn 1.000 năm lịch sử như: Kỳ Đài, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu…
Ý nghĩa và giá trị của hình tượng rồng, phượng cũng được thể hiện rõ qua các hiện vật khảo cổ học, vật liệu kiến trúc, đồ dùng sinh hoạt hoàng cung qua các triều đại.

Phiên bản trống đồng Cổ Loa được lãnh đạo thành phố Hà Nội tặng cho TP.HCM
Tại khu trưng bày Văn Miếu – Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam, ban tổ chức ứng dụng trình chiếu 3D, công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo… tạo điều kiện cho người tham dự tiếp cận quá trình hình thành và triết lý Nho giáo một cách sinh động.

Một số hiện vật trong không gian trưng bày Hoàng thành Thăng Long
Qua đây, ban tổ chức mong muốn nêu cao những giá trị truyền thống như tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, tư tưởng trọng dụng hiền tài của dân tộc… đồng thời xây dựng các giá trị văn hóa trong thế hệ trẻ Việt Nam.
Chuyên đề trưng bày còn là cơ hội để tôn vinh, quảng bá những giá trị dân tộc, các di sản văn hóa của Thăng Long – Hà Nội, đặc biệt là di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đến với người dân cả nước.

Triển lãm kéo dài đến hết ngày 31-8.
Mô hình kiến trúc thời Lê Sơ, thế kỷ XV, bảo vật quốc gia. Tượng đầu rồng trang trí góc mái thời Lê Sơ. Ngói ống tạo hình rồng bằng men thời Lê Sơ. Ngói ống lợp diềm mái trang trí hình rồng (trái) và gạch thông gió hai mặt trang trí hình rồng phủ men xanh lục
Đức Tân