(Kinh tế toàn cầu) – Trong buổi Tọa đàm “Thị trường hồi phục và cơ hội mới với các doanh nghiệp Việt Nam”, các diễn giả đã đưa ra những báo cáo về thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023. bên cạnh đó là tham luận về thị trường carbon.
Theo Nhận định của các chuyên gia tại buổi tọa đàm, GDP sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2023 và dự báo không đạt được mục tiêu 6.5%. CPI không phải vấn đề đáng lo ngại trong năm nay và được dự báo sẽ nằm ở dưới mức mục tiêu 4.5%. Về lãi xuất điều hành thì khả năng cao sẽ không có lần hạ lãi suất nào trong năm nay từ NHNN.
Các chuyên gia, diễn giả thảo luận về thị trường chứng khoán Việt Nam – động lực phục hồi và phát triển
Theo Tổng cục thống kê, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ T7 đạt 63,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% so với T6 và 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Cũng như 6 tháng đầu năm, mức tăng trưởng của nganh dịch vụ tháng 7 chủ yếu đến từ lượng khách quốc tế tăng mạnh và tăng chi tiêu, tieu dung trong nước vào tháng 7 – tháng của mùa du lịch hè.
Tăng chi tiêu tiêu dung trong nước: mức tăng trưởng chủ yếu đến từ lĩnh vực du lịch do tháng 7 là tháng cao điểm của mùa du lịch hè nên hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ sôi động.
Trong 8 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.043,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,7%. Tuy nhiên đà tăng này đang có xu hướng chậm dần khi qua thời gian qua điểm mùa du lịch hè.
Trong 7 tháng đầu năm, Xuất nhập khẩu đạt thặng dư CCTM 15.23 tỷ USD đang trong xu hướng tăng dần lên khi nhập khẩu giảm mạnh hơn xuất khẩu. Tuy nhiên, thặng dư cán cân thương mại có thể thu hẹp trong năm sau khi cầu thế giới hồi phục sau chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Xuất nhập khẩu suy giảm mạnh trong 7 tháng đầu năm 2023 do khó khăn chung của Thế giới khi lượng đơn đặt hàng thấp, nhu cầu tiêu dùng yếu. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang gặp khó vì nhu cầu thị trường toàn cầu giảm mạnh. Đà giảm của XNK đã bắt đầu cho thấy tín hiệu thu hẹp trong tháng 7 nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, cho đến khi FED hoàn toàn kết thúc chu kỳ thắt chặt, chúng ta không thể kỳ vọng 1 sự hồi phục quá mạnh mẽ.
Hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 8 tiếp tục khởi sắc khi tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 60,92 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng trước và giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8 là tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước (tăng 8,7%) cao hơn khu vực FDI (tăng 7,3%) và cao hơn so với mức tăng xuất khẩu chung cả nước (7,7%). Tính chung 8 tháng, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước chỉ giảm 2,5% so với mức giảm 9,3% của khu vực FDI (kể cả dầu thô).
Tỷ giá có xu hướng tăng trở lại đầu tháng 7. Tuy nhiên, tỷ giá có thể được giữ ổn định nhờ lượng dự trữ ngoại hối ổn định của NHNN, cán cân thương mại thặng dư, kiều hối, du lịch… Tính đến đầu năm 2023 đến Tháng 5 năm 2023, SBV đã mua được lượng lớn ngoại tệ với hơn 6 tỷ USD để bổ sung dự trữ ngoại hối, do đó còn dư địa để điều hành tỷ giá.
Lạm phát được duy trì trong mức mục tiêu của NHNN năm 2023 (4,5%). Lạm phát trong 6 tháng đầu năm được kiểm soát tốt nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, nhu cầu tiêu dùng yếu và Cung tiền tăng trưởng chậm.
Lãi suất NHNN đã thực hiện giảm lãi suất 4 lần kể từ lần đầu tiên vào 15/03/2023, nhằm giảm lãi suất huy động và cho vay, góp phần tăng khả năng tiếp cận và cung cấp vốn cho nền kinh tế, kích thích nhu cầu tín dụng, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Tốc độ tăng trưởng tiêu dùng trong nước yếu dần, Sản xuất vẫn tăng trưởng âm từ đầu năm XNK tăng trưởng âm từ đầu năm, Giải ngân FDI cũng tăng trưởng âm dù ít nhưng vẫn k cho thấy sự tích cực, Tăng trưởng tín dụng và cung tiền yếu ,Lãi suất hiện tại cũng bắt đầu hạ nhiệt, Tỷ giá, CPI ổn định, Giải ngân tăng trưởng cũng gọi là tốt nhưng so với số kế hoạch thì còn chậm, Có thể thấy, VN-Index đã dần bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới.
Với liều thử là phiên sụt giảm mạnh hơn 55 điểm ở ngày 18/08/2023 nhưng chỉ số đã nhanh chóng phục hồi và trở lại trên mốc 1,200 điểm vào thời điểm cuối tháng. Trong suốt giai đoạn phục hồi từ cuối tháng 04/2023 đến nay, thanh khoản thị trường đã liên tục bùng nổ và đạt mức trung bìnhh hơn 20,000 tỷ đồng/phiên trong tháng 08/2023 (tương đương giai đoạn đỉnh cao của TTCK ở năm 2021), qua đó phản ánh sự kỳ vọng của nhà đầu tư về triển vọng thị trường trong giai đoạn cuối 2023. Nỗ lực liên tiếp giảm lãi suất điều hành của NHNN vẫn đang có tác động tích cực giúp thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn duy trì được sự hấp dẫn trong thời gian qua. Đặc biệt là trong tháng 08/2023, sự hấp dẫn của thị trường đã được phản ánh rõ
Đi cùng với các chính sách hỗ trợ hồi phục kinh tế là kỳ vọng bức tranh vĩ mô sẽ xuất hiện nhiều gam màu sáng hơn trước. Đặc biệt khi xu hướng tăng lãi suất của các NHTW lớn chậm lại và mặt bằng lãi suất tiền gửi trong nước bắt đầu giảm, hoạt động của nhóm NĐT cá nhân trong nước cũng trở nên sôi động hơn. Điều này có thể nhìn thấy một phần qua số lượng tài khoản tăng thêm trong tháng 7/2023, thị trường đón thêm 150,619 tài khoản chứng khoán mở mới, mức cao nhất trong vòng 11 tháng. Lượng tài khoản mở mới tại các công ty chứng khoán trong tháng 8/2023 cũng ghi nhận ở con số tương đương, cho thấy kênh chứng khoán vẫn nhận được sự quan tâm của giới đầu tư. Niềm tin của nhà đầu tư cũng đã có sự cải thiện tích cực trong thời gian qua khi bối cảnh chính sách tiền tệ có khuynh hướng nới lỏng, lãi suất huy động sẽ tiếp tục giảm sẽ là động lực thúc đẩy dòng tiền dịch chuyển từ kênh tiết kiệm sang chứng khoán.
Môi trường lãi suất thấp cùng với kết quả kinh doanh cải thiện là các yếu tố chính thu hút dòng tiền vào thị trường chứng khoán. Với lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại nhiều ngân hàng hiện đã xuống dưới mức 6% có thể khiến cho sức hấp dẫn của kênh tiết kiệm giảm bớt. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp thanh khoản tiếp tục có sự gia tăng tích cực trong thời gian tới khi TTCK có khả năng thu hút thêm dòng tiền mới đi tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Thống kê từ báo cáo tài chính 2/2023 của 20 công ty chứng khoán cho thấy, tổng lợi nhuận sau thuế trong kỳ đạt 3.790 tỉ đồng, tăng 63.5% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu danh sách về tăng trưởng lợi nhuận quý 2/2023 là CTCP Chứng khoán VIX với lợi nhuận sau thuế đạt 565,5 tỉ đồng, gấp 9,6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, phần lớn các công ty chứng khoán đều ghi nhận dư nợ cho vay margin tăng so với đầu năm.
Thị Trường Carbon tại Việt Nam
Việt Nam chưa có một thị trường carbon trong nước để vận hành hỗ trợ các doanh nghiệp trong chiến lược phát triển bền vững và tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu có yêu cầu tiêu chuẩn về dấu vết carbon (Carbon foorprint) dẫn đến một số doanh nghiệp có khả năng gặp các khó khăn trong tương lai trong cạnh tranh để xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang các thị trường lớn và có yêu cầu cao.
Phiên tham luận về thị trường carbon – tín chỉ carbon đối với doanh nghiệp Việt Nam
Các thị trường lớn trên thế giới đã và sẽ tiếp tục bổ sung các quy định về carbon đối với các hàng hóa nhập khẩu vào thị trường họ, do đó sự không đồng nhất giữa các quy định, thị trường carbon của Việt Nam và thế giới sẽ khiến các doanh nghiệp tại Việt Nam giảm đi tính cạnh tranh và gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ cho các khách hàng lớn trên thế giới.
Đối với chính phủ, định giá carbon là một trong những công cụ chính sách khí hậu, đem lại nguồn thu quan trọng từ thuế carbon hay đấu giá các hạn ngạch phát thải. Từ nguồn thu này, chính phủ có thể đầu tư nghiên cứu và phát triển các công nghệ xanh, hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương thích ứng với các tác động của Biến đổi khí hậu hoặc hỗ trợ quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế carbon thấp.
Ông Nguyễn Viết Việt (bìa phải)- Đại diện Ban tổ chức tặng chứng nhận cho các chuyên gia, diễn giả tham dự chương trình
Đối với doanh nghiệp, nhận thức sớm các rủi ro về khí hậu và xác định chiến lược chuyển dịch hợp lý, từ đó tăng lợi thế cạnh trạnh và tạo cơ hội thu về nguồn doanh thu bổ sung. Đối với nhà đầu tư, định giá carbon giúp phân tích tác động của chính sách Biến đổi khí hậu đối với các danh mục đầu tư cũng như phân bổ lại vốn cho các hoạt động phát thải thấp hoặc thích ứng với khí hậu. Thông qua định giá carbon, các nhà đầu tư có thể xác định chi phí cũng như lợi ích của các khoản đầu tư để đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả.
Đức Tân