Trách nhiệm mở rộng của Nhà sản xuất sau khi thông qua nghị định mới

(Kinhtetoancau.net) – Hiệp hội doanh nghiệp; doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu; doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải được cập nhật thêm Về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải.

Hội thảo Tập huấn thực hiện trách nhiệm mở rộng của Nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật bảo vệ môi trường có hai vấn đề cập nhật là Giới thiệu trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường Văn phòng Hội đồng EPR Quốc gia. Hướng dẫn đăng ký, kê khai và báo cáo thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu (trên Cổng EPR quốc gia).

Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đại diện giải đáp thắc mắc cho các doanh nghiệp

Trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu đã được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường (Điều 54, Điều 55); Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Chương VI); Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Điều 78, Điều 79)

Về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì: nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm săm lốp, dầu nhớt, pin, ắc quy và bao bì (thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, chất tẩy rửa, chế phẩm dùng trong gian dụng, nông nghiệp, y tế và xi măng) sẽ phải thực hiện từ ngày 01/01/2024; nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm đ iện và điện tử sẽ phải thực hiện từ ngày 01/01/2025; nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm phương tiện giao thông sẽ phải thực hiện từ ngày 01/01/2027.

Tỷ lệ tái chế bắt buộc là tỷ lệ khối lượng sản phẩm, bao bì tối thiểu phải được tái chế theo quy cách tái chế bắt buộc trên tổng khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất được đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm. Quy cách tái chế bắt buộc là các giải pháp tái chế được lựa chọn kèm theo yêu cầu tối thiểu về lượng vật liệu, nhiên liệu được thu hồi đối với tái chế sản phẩm, bao bì.

Việc Tổ chức tái chế có thể thực hiện bằng các cách như: Tự thực hiện tái chế; Thuê đơn vị tái chế; Ủy quyền cho tổ chức trung gian hoặc Kết hợp cả 3 cách thức này.

Hiệp hội doanh nghiệp; doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu; doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải được phổ biến Trình tự thực hiện đóng góp tài chính vào Quỹ BVMTVN để hỗ trợ xử lý chất thải

Về trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải: nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm pin dùng một lần, tã lót, bỉm, băng vệ sinh, khăn ướt dùng một lần, kẹo cao su, thuốc lá, một số sản phẩm có thành phần nhựa tổng hợp như quần áo, đồ chơi trẻ em, đồ da, túi, giày, dép, nhựa dùng một lần,.. và bao bì (thuốc bảo vệ thực vật) thì phải thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải từ ngày 01/01/2022.

Việc tái chế sản phẩm, bao bì để tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của nhà sản xuất, nhập khẩu phải được bóc tách khối lượng, có chứng từ riêng (cơ sở tái chế phải có chứng từ thu mua nguyên liệu đầu vào của quá trình tái chế là sản phẩm, bao bì (không bao gồm phế liệu nhập khẩu) và có chứng từ chứng minh quá trình tái chế các sản phẩm, bao bì này đáp ứng quy định về quy cách tái chế bắt buộc)

Việc hỗ trợ các nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện và tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật là điều cần thiết.