Hiệp ước Marrakesh chính thức có hiệu lực tại Việt Nam, tạo điều kiện phát triển cho người khiếm thị, không có khả năng đọc

(Kinhtetoancau.net) – Việc tham gia Hiệp ước Marrakesh của Việt Nam là một bước tiến mới trong quá trình hỗ trợ người khuyết tật, tạo điều kiện cho họ phát triển tốt hơn, dễ dàng hòa nhập với cộng đồng.

Hiệp ước Marrakesh được ký kết vào năm 2013 và có hiệu lực từ năm 2016. Hiệp ước Marrakesh có thể mở ra một môi trường pháp lý nhằm cải thiện khả năng tiếp cận các tác phẩm đã công bố cho người khuyết tật nhìn, người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường.

Hiện tại, theo số liệu điều tra quốc gia về người khuyết tật năm 2016 cho thấy có tới 7,06% dân số từ trở lên là Người khuyết tật, trong đó có hơn 1 triệu người mù và nhìn kém, chưa tính đến các dạng khuyết tật chữ in khác. Những rào cản tiếp cận thông tin thông qua Xuất bản phẩn đã góp phần dẫn đến mù chữ, hạn chế cơ hội đi học, có việc làm và hòa nhập xã hội cùa nhiều người khuyết tật chữ in.

Hiệp ước Marrakesh đã mang lại nhiều lợi ích cho người khuyết tật ở nhiều quốc gia trên thế giới

Theo dự báo, số lượng người khuyết tật nhìn hoặc không có khả năng đọc chữ in sẽ tăng hơn nữa trong các thập kỷ tới do dân số Việt Nam đang già đi nhahnh chóng, nhiều khả năng sẽ tăng số lượng người cao tuổi có thị lực kém và không có khả năng đọc chữ in.

Do đó, việc tao ra các định dạng dễ tiếp cận của các tác phẩm đã công bố như chữ Braille, audio, văn bản điện tử, ngôn ngữ kí hiệu,..càng trở nên quan trọng ở Việt Nam nhằm bảo đảm cho người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in thực hiện quyền bình đẳng, vươn lên hòa nhập với cộng đồng.

Thực tế, trong khi Việt Nam đang tích cực nội luật hóa và thúc đẩy thực thi Hiệp ước Marrakesh thì dữ liệu về người khuyết tật chữ in tại Viêt Nam, nhựng người hưởng lợi chính của Hiệp ước Marrakesh, vẫn còn thiếu thiếu nghiệm trong. Đây là nhóm xã hội cần nói lên những rào cản thông tin mà họ đang gặp phải, từ đó đề xuất giải pháp cho những thách thức đó.

Các khuyến nghị với chính phủ  của TS. Đinh Việt Anh – Phó chủ tịch Hội người mù Việt Nam là nhanh chóng nội luật hóa các ngoại lệ và giới hạn bản quyền trong hiệp bằng các văn bản hướng dẫn cụ thể cho các bên liên quan, như các tổ chức nhà nước cho phép chuyển đổi các xuất bản phẩm sang định dạng dễ tiếp cận, để quy trình thành lập, vận hành và chuyển đổi định dạng của họ được thuận lợi, hiệu quả.

Việc chuyển đổi định dạng xuất bản phẩm trở nên cấp thiết.

Nghiện cứu đẩy mạnh cơ chế cấp quyền và thực hoạt động bảo trợ cho các tổ chức cá nhân cung cấp dịch vụ, nghe đọc, xem các xuất bản phẩm với mục đích phi lợi nhuận.

Xây dựng thư viện, nhà văn hóa, các tổ chức xã hội. Điều chỉnh luật doanh nghiệp thông qua miễn, giảm thuế, ưu đãi thuế nhằm khuyến khích , tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư cho công tác xuất bản hòa nhập trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của 4 bên là Nhà nuước – Bên sở hữu quyền tác giả – Người khuyết tật chữ in – doanh nghiệp.