Định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới cần nhiều quan tâm hơn từ giới trẻ

(Kinhtetoancau.net) – Ngày 10.9 vừa qua, Diễn đàn kết nối ba bên Thanh niên,  Marketer và Nhà báo được diễn ra sôi nổi  với chủ đề tham luận “Thanh niên tham gia giải quyết định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới”.

Nhóm FLE – Nhóm sinh viên Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM đã đưa ra những tìm hiểu về định kiến giới, Lãnh đạo nữ xuất hiện trong tin bài trên truyền thông phản ánh trong nhiều lĩnh vực là đưa tin lấy ý kiến về nam giới.  Ngoài vai trò lãnh đạo, phụ nữ bị gắn vai trò chăm sóc trẻ em và gia đình. Quá nhiều vai trò gắn cho phụ nữ và họ không hoàn hảo thì không đáp ứng tiêu chí “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Bên cạnh về hình thể, tính cách, gia đình.. phụ nữ cũng bị những định kiến thông qua truyền thông đại chúng như “Muốn lên lãnh đạo phải lên dc tiến sĩ, muốn tiến sĩ thì gia đình dễ đổ vỡ”.

Ông Ân Đặng, Head of HCMC Branch Omega Media Worldwide

Ông Ân Đặng, Head of HCMC Branch Omega Media Worldwide:“thực  sự mà nói 100% trong nghề quảng cáo chúng tôi hiểu được bản chất của quảng cáo. Trong các ấn phẩm sẽ có  lồng ghép giới và những yêu tố định kiên vế giới”.

Nhóm FLE : Khuôn mẫu giới ko tự sinh ra, được giáo dục từ bé.

TS. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh – Trưởng khoa Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM:”Liệu những ngưới marketer quản trị rủi ro sau khi tạo ra những quảng cáo gây phản ứng ngược ? Liệu có một nhóm nào đó được trang bị kiến thức tốt về bình đẳng giới,  và họ lên tiếng phản đối về định kiến giới ?”

(từ trái sang) Ông Ân Đặng, Head of HCMC Branch Omega Media Worldwide, TS. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh – Trưởng khoa Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, Đại diện nhóm FLE;  TS. Lê Văn Sơn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng Đồng; Ngọc Mai – đại riện Red Communication

Tuy nhiên qua truyền thông tôi thấy những lãnh đạo cấp cao rất hiếm có phụ nữ tham gia vào các vị tri đó, hầu như đều do nam giới giữ vai trò. Về chính sách, trên lý thuyết nam nữ bình đẳng, nhưng còn nhiều vấn đề bất bình đẳng trên thực tế. Ở miền bắc, tài sản được chia cho nam, ko chia nữ. Ở miền nam thì vai trò của nam nữ dc đề cao hơn. Ở khía cạnh văn hoá, chuyện đạo hiếu đặt lên vai người nữ nhiều, có nghĩa vụ tài chính cho gia đình, cha mẹ. Việc lấy chồng nước ngoài cũng là một phần từ chuyện đạo hiếu. Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nho giáo, thực tế thì chì ảnh hưởng một phần ở miền bắc”.

Có những ý kiến tham luận phản biện khác như:”Dẫn chứng còn nhiều thiên kiến, chuyển đổi sự chiến đấu sang sự kế thừa. Những ý kiến này hơi nhạy cảm và đưa sự định kiến có tính chiến đấu”.

Hiệu ứng đám đông – tác động lâu dài đến tâm lý người xem theo những kênh truyền thông xã hội. Những người nổi tiếng có tiếng nói trong xã hội, không phân biệt rõ ràng đã vô tình hướng khán giả của họ đến những suy nghĩ không chính xác, làm lêch đi và cho đó là chuẩn mực đạo đức nhưng thực chất đó lại là định kiến.

Những câu hỏi tham luận được đặt ra sau đó “Tại sao đề cập vấn đề giới tính ? Tại sao chú trong ngoại hình ?”

TS. Lê Văn Sơn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng Đồng cho rằng đánh giá vai trò của người nữ rất thiên lệch, và đây được xem là định kiến, xã hội đánh giá là định kiến về giới. Nhiều định kiến để trở thành chuẩn mực, bị phân định ở nhiều lĩnh vực. Như việc nữ lãnh đạo ít xuất hiện ở kinh tế vĩ mô, quốc phòng,..

Ranh giới giữa định kiến và tạo điều kiiện thuận lợi rất mong manh, còn mạng nặng tính hình thức. Việc Tăng tỷ lệ tính nữ trong các sản phẩm truyền thông quảng cáo nhưng điều có có thực sự thuận lợi, có mang lại đúng như cần của phụ nữ không ? Trong quảng cáo thì đưa tỷ lệ xuất hiện của nữ giới là không quan trọng, mà nòng cốt là đưa ra những khía cạnh thấu hiểu nhiều hơn. Hiện tại nhận thức về bình đẳng giới đã thay đổi trong quảng cáo, cụ thể là sau nhiều thập niên những rào cản trong quảng cáo cũng đã phần nào được gỡ bỏ.

Khi đề cập đến thế hệ Gen Z, một thế hệ trẻ bùng nổ trong thập niên này, họ đã có những suy nghĩ gì về định kiến giới thì ông Lê Văn Sơn cho biết: ”tất cả đánh giá có sự thay đổi rất lớn theo thời gian. Hiện tại nhận thức về giới của Gen Z rất tốt, đã khác và cải thiện hơn so với Gen Y, và đây cũng là nền tảng dễ dàng cho việc thúc đẩy về bình đẳng giới trong lĩnh vực truyền thông và quảng cáo”.

Diễn đàn kết nối Thanh niên, Marketer và báo chí là một chuỗi hoạt động thuộc hợp phần truyền thông do Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) thực hiện. Đây là chuỗi hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Thanh niên tham gia giải quyết định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới” do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ thông qua Oxfam Vietnam, được RED triển khai trong bốn năm từ tháng 4/2020 đến tháng 3/2024 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với mục tiêu là thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam thông qua tăng cường sự tham gia của thanh niên trong việc thay đổi các định kiến giới.

Diễn đàn là nơi chia sẻ những góc nhìn, kinh nghiệm của mạng lưới chủ chốt 3 bên bao gồm Thanh niên, Marketer và báo chí. Từ đó, đề xuất những giải pháp để thúc đẩy bình đẳng giới trong 3 lĩnh vực được coi là có tác động truyền thông lớn nhất đến xã hội: Giáo dục, Báo chí & Quảng cáo, Marketing.

Tiếp nối thành công của 2 diễn đàn 3 bên năm 2022 với chủ đề “Thời đại mới – Bàn chuyện giới”, năm 2023 này, RED tiếp tục tổ chức 2 diễn đàn với tiêu đề “Truyền thông – Nói không định kiến giới” tại Hà Nội và TP.HCM, với sự tham gia của nhóm sinh viên nòng cốt đến từ các trường đại học có kết nối trong dự án.

Với mục đích là Trao đổi, chia sẻ góc nhìn của mạng lưới nòng cốt về định kiến giới trong lĩnh vực Giáo dục, Báo chí & Marketing, Quảng cáo. Từ đó, cùng đề xuất những giải pháp và kinh nghiệm trong thúc đẩy bình giới trong 3 lĩnh vực trên; Tăng cường kỹ năng ứng dụng kiến thức giới, lồng ghép thông điệp bình đẳng giới để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing, xây dựng thương hiệu, đáp ứng xu hướng phát triển chung của thế giới; Tăng tương tác trong mạng lưới để cải thiện hiệu quả hoạt động và sự gắn bó của các thành viên.